Phát ban vảy nến

PHÁT HIỆN BỆNH PHÁT BAN VẢY NẾN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG HÔ HẤP CẤP TÍNH DO VIRUS CORONA GÂY RA

Phát ban vảy nến liên quan đến COVID-19. Vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, một loại virus corona mới, được chỉ định là hội chứng hô hấp cấp tính coronavirus (SARS-CoV-2), đã gây ra một đợt bùng phát bệnh hô hấp quốc tế gọi là bệnh coronavirus 2019 (COVID-19). Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, mệt mỏi, ho và khó thở. Mặc dù hầu hết các trường hợp đều có triệu chứng nhẹ, đã ước tính có khoảng 5% bệnh nhân bị viêm phổi nặng và suy đa cơ quan. Một nghiên cứu gần đây của Ý đã báo cáo một loạt phát ban trên da với các đặc điểm không rõ ràng ở hơn 20% một nhóm nhỏ bệnh nhân mắc COVID-19. Chúng tôi báo cáo một trường hợp phát ban vảy nến xảy ra trong khi nhiễm SARS-CoV-2.

 

Kết quả báo cáo về bệnh nhân phát ban vảy nến

 

Một bệnh nhân cao tuổi bệnh tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp, mắc bệnh động mạch ngoại biên và suy thận mãn tính đã được đưa vào khoa chăm sóc đặc biệt vào mùa xuân năm 2020 vì được chẩn đoán suy hô hấp cấp tính. Một tuần trước đó, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi kèm với sốt và khó thở, nhưng không cải thiện sau khi điều trị bằng Cefpodoxime với liều 200 mg hai lần một ngày trong 5 ngày. Chụp cắt lớp vi tính ngực của bệnh nhân đã cho thấy các hình ảnh kính mờ ngoại vi hai bên có máu tụ dưới màng cứng. Sau khi xét nghiệm vòm họng với kỹ thuật phản ứng tổng hợp chuỗi thời gian thực (RT-PCR) đã xác nhận chẩn đoán bệnh nhân mắc COVID-19.

 

Một ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân đã phát hiện những mảng vảy và ban đỏ quanh rốn (Hình 1A) với sự tiến triển nhanh chóng của các mảng vảy mỏng tương tự khác ở bên cạnh của thân và đùi. Một số thương tổn ở cánh tay trên (Hình 1B), vai và sẩn ở lưng. Những phát ban vảy nến về mặt lâm sàng tương tự như bệnh vảy phấn hồng. Sinh thiết da của vai trái xuất hiện các khối xốp bào với lớp tế bào á sừng trong lớp biểu bì và một vài nang xốp tròn chứa các tập hợp tế bào lympho và tế bào Langerhans. Một thâm nhiễm lymphohistiocytic hiện trên mặt trong lớp hạ bì bề mặt và có liên quan đến lớp phù nề nhú trên da (Hình 2). Sau khi thực hiện kỹ thuật RT-PCR trên mẫu sinh thiết da cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm huyết thanh HIV, xét nghiệm kháng nguyên treponemal và nontreponemal âm tính đối với bệnh giang mai, nhiễm cytomegalovirus và vi khuẩn Mycroplasma, trong khi cho kết quả dương tính với xét nghiệm PCR của virus Epstein-Barr (EBV). Với tải lượng 4.6 log10 bản sao/mL phản ánh trên sao chép EBV. Các dấu ấn huyết thanh cho thấy sự tái kích hoạt và loại trừ bạch cầu đơn nhân cấp tính. Các phát ban ở da biến mất một cách tự nhiên trong vòng một tuần. Bệnh nhân đã chết vì các triệu chứng liên quan đến COVID-19.

Hình 1. Triệu chứng lâm sàng của phát ban vảy nến xuất hiện trên người bệnh nhân mắc COVID-19

A, Vảy nến xuất hiện cùng với ban đỏ quanh rốn và tổn thương thứ phát ở bụng và đùi.

B, Da nổi sẩn ở trên cánh tay trái và vảy hình elip ở mạng sườn

Hình 2. Mẫu sinh thiết da phát ban vảy nến trên bệnh nhân mắc COVID-19

Các khối xốp bào xuất hiện và khuếch tán nhẹ trong lớp biểu bì và nang xốp tròn chứa các tập hợp tế bào lympho và tế bào Langerhans, cũng như đến lớp phù nề nhú trên da và thâm nhiễm lymphohistiocytic hiện trên mặt trong lớp hạ bì (hematoxylin-eosin).

 

Bàn luận

 

Theo chúng tôi được biết, đây là quan sát được công bố đầu tiên về phát ban vảy nến trong bối cảnh nhiễm SARS-CoV-2. Mối liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 và những phát ban vảy nến này là có thể xảy ra. Mặc dù bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp đã được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm do SARS-CoV-2 gây ra, kết quả RT-PCR từ mẫu da có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, tương đồng với hiểu biết hiện tại của chúng tôi về tính đặc hiệu mô của virus. Các triệu chứng da có thể là kết quả thứ cấp của phản ứng miễn dịch chống lại virus. Hầu hết các bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng, như trong trường hợp của chúng tôi, đã chứng minh nồng độ các cytokine tiền viêm và các dấu ấn sinh học liên quan đến nhiễm trùng tăng lên. Tuy nhiên, chúng tôi đã không tìm thấy những bằng chứng của việc phản ứng thuốc khi mà đã dừng liều điều trị bằng Cefpodoxime (bán phân rã, 2 giờ) hơn 30 giờ trước khi bắt đầu phát ban, kết luận sự phát ban vảy nến không liên quan đến thuốc. Những phát ban này cũng khác với bệnh hồng ban cổ điển do không có mảng ban đỏ hình bầu dục ban đầu với vòng đệm có vảy gọi là “herald patch” và sự phân giải tự phát sớm của các tổn thương ở da kéo dài trong thời gian dài một tuần. Mặc dù kết quả xét nghiệm của chúng tôi cho thấy được việc tái kích hoạt EBV, có thể quan sát được những sự lây nhiễm virus khác, chúng tôi đã không nghi ngờ rằng phát ban vảy nến ở bệnh nhân này có liên quan đến EBV.

 

Quan sát của chúng tôi có thể được bao gồm trong danh mục da liễu phức tạp. Với tình hình đại dịch COVID-19 hiện nay, các bác sĩ lâm sàng nên biết về khả năng liên quan mới này.

 

Đồng tác giả: Thạc sĩ Bethsabée Garel, Bệnh viện Cochin, Hỗ trợ công bệnh viện Paris, Khoa Da Liễu và Thần Kinh, Pavillon Tarnier, 89 đường d’Assas, 75006 Paris, France (bethsabee.garel@aphp.fr).

Đã công bố vào ngày 30 tháng 4 năm 2020.